VIỆN KIỂM SÁT ND TỐI CAO VIỆN KSND TỈNH BẾN TRE Số: 93/KH-VKS |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bến Tre, ngày 03 tháng 4 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
Kiểm tra toàn diện công tác Kiểm sát năm 2014
Thực hiện Chỉ thị 01/CT-VKSTC ngày 02/01/2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kế hoạch số 28/KH-VKS ngày 27/01/2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2014.
Để tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân 02 cấp; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch kiểm tra năm 2014 với những nội dung trọng tâm sau:
I. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra việc xây dựng, tiến độ triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch công tác của VKSND cấp huyện; Chương trình, Hướng dẫn công tác của các phòng trựcthuộc, gắn với thực hiện cc nhiệm vụ trọng tâm nêu trong Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối ca, Kế hoạch công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Trevà nhiệm vụ chính trị tại địaphương.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó cần chú ý:
+ Đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự: Tập trung kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Việc phê chuẩn, áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các lệnh, quyết định trong hoạt động điều tra; các vụ án và bị can đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra (chú ý đến các trường hợp đình chỉ vì không phạm tội và đình chỉ do miễn trách nhiệm hình sự). Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
+ Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự: Chú trọng kiểm tra việc đề ra, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nhất là chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Công tác kiểm sát hoạt động xét xử, các bản án, quyết định của Tòa án. Việc phát hiện, tổng hợp vi phạm và ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục; thực hiện các nhiệm vụ trong Chỉ thị 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 của Viện trưởng VKSND tối cao. Các trường hợp phải thay đổi, rút quyết định truy tố hoặc xét xử khác với quan điểm của Viện kiểm sát; Viện kiểm sát truy tố bị Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội; án sơ thẩm bị Tòa cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm tuyên sửa, hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát; việc gửi bản án, Quyết định cho Viện kiểm sát cấp trên. Công tác phối hợp, tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm và hướng dẫn, chỉ đạo, rút kinh nghiệm sau phiên tòa.
+ Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự: Hoạt động kiểm sát trực tiếp tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam và cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự; làm rõ nguyên nhân các trường hợp bị tạm giữ hình sự sau chuyển xử lý hành chính, các trường hợp trốn, chết, phạm tội mới trong nhà tạm giữ, trại tạm giam hoặc trại giam và các trường hợp quá hạn tạm giữ, tạm giam. Kiểm sát việc ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án; các trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ, miễn, giảm và hoãn thi hành án phạt tù; việc kiểm sát và báo cáo tình hình phạm nhân ở các nhà tạm giữ, trại tạm giam, việc quản lý và kết quả truy bắt số bị án phạt tù đang bỏ trốn hoặc áp giải số bị án có điều kiện, không tự nguyện thi hành. Công tác kiểm sát việc quản lý, giáo dục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ.
+ Công tác kiểm sát thi hành án dân sự: Kiểm sát việc ra quyết định và tổ chức thi hành án dân sự; việc thụ lý, phân loại điều kiện thi hành án; việc trả lại đơn, hoãn, tạm đình chỉ và cưỡng chế thi hành án; kiểm sát việc thu, chi tiền thi hành án; hoạt động kiểm sát trực tiếp đối với cơ quan thi hành án dân sự. Việc phối hợp với cơ quan Thi hành án cùng cấp nhằm nâng cao tỉ lệ số việc giải quyết, số tiền được thi hành xong. Rà soát các bản án, các quyết định tuyên không rõ, khó thi hành án để kháng nghị, kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục. Việc thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát.
+ Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật: Việc thực hiện Chỉ thị 04/CT–VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát ND tối cao về nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm về dân sự, hành chính. Nắm tình hình vi phạm và ban hành kiến nghị yêu cầu tòa án khắc phục. Công tác phối hợp, tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm và hướng dẫn, chỉ đạo, rút kinh nghiệm sau phiên tòa nhằm nâng cao chất lượng tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên.
+ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp: Việc chấp hành các quy định của pháp luật và của Ngành về tiếp công dân; việc phân loại, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp..
+ Các biện pháp đã tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp; phát hiện, xử lý, kiến nghị khắc phục vi phạm, kiến nghị phòng ngừa chung.
- Kiểm tra công tác xây dựng Ngành, trong đó tập trung:
+ Việc thực hiện Kế hoạch số 59/KH-VKSTC ngày 05/KH-VKSTC ngày 05/6/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong Ngành. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực hiện mô hình Viện kiểm sát các cấp theo yêu cầu cải cách tư pháp. Thực hiện các quy định, hướng dẫn của Ngành về công tác tổ chức cán bộ; việc rà soát, điều chỉnh, chuyển đổi vị trí công tác; việc tuyển dụng, nhận xét, đánh giá, quy hoạch bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổ chức thực hiện việc tự đào tạo, bồi dưỡng. Kết quả thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Các biện pháp đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Viện kiểm sát các cấp: Việc ban hành hệ thống các quy chế nghiệp vụ, quy chế nội vụ; xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan tư pháp trong các lĩnh vực công tác. Việc lựa chọn, đăng ký, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá; về tổng hợp, ban hành thông báo rút kinh nghiệm, việc thỉnh thị và trả lời thỉnh thị; Kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong Ngành; công tác thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin và công tác văn phòng.
- Kết hợp kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát ND (Quy chế số 757/QĐ-VKSTC ngày 03/12/2008 của Viện trưởng Viện KSND tối cao) tại các Viện KSND Thành Phố Bến Tre, Bình Đại, Giồng Trôm.
2. Hình thức kiểm tra: Đoàn tiến hành trực tiếp kiểm tra tại tất cả Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố. Các phòngnghiệp vụ Viện tỉnh tiến hành tự kiểm tra, báo cáo kết quả cho đoàn và đoàn sẽ tiến hành trực tiếp kiểm tra một số đơn vị khi thấy cần thiết.
II. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
1. Đoàn kiểm tra gồm các đồng chí có tên sau:
- Đồng chí: Võ Minh Thưởng – Phó Viện trưởng, Trưởng đoàn;
- Đồng chí: Bùi Văn Đằng – Chánh Văn phòng tổng hợp – Phó đoàn, kiêm thư ký;
- Đồng chí: Nguyễn Ngọc Vân – Trưởng phòng 1, Thành viên;
- Đồng chí: Nguyễn Văn Điền – Trưởng phòng 2, Thành viên;
- Đồng chí: Nguyễn Văn Đoàn – Phó Trưởng phòng 3, Thành viên;
- Đồng chí: Huỳnh Văn Út – Trưởng phòng 4, Thành viên;
- Đồng chí: Phạm Văn Chánh – Phó Trưởng phòng 5, Thành viên;
- Đồng chí: Đặng Văn Hùng – Trưởng phòng 12, Thành viên;
- Đồng chí: Nguyễn Xuân Hòa – Phó Trưởng phòng Tổ chức-Khiếu tố, Thành viên;
- Đồng chí: Nguyễn Văn Thích – KSV Trung cấp, Thành viên;
- Đồng chí: Phạm Văn Cường – Trưởng phòng TK và CNTT, Thành viên.
2. Trưởng đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệm phân công các thành viên và có quyền trưng dụng kiểm sát viên trung cấp hoặc chuyên viên khác tham gia kiểm tra, nhằm bảo đảm thực hiện đạt yêu cầu về nội dung đã đề ra. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra phải có kết luận bằng văn bản.
III. THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Thời điểm lấy số liệu báo cáo
* Đối với Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố:Từ ngày 01/12/2013 đến ngày được kiểm tra (ngày kiểm tra cụ thể từng đơn vị đoàn sẽ thông báo trước ít nhất 03 ngày).
* Đối với các Phòng nghiệp vụ Viện tỉnh: Từ ngày 01/12/2013 cho đến 30/9/2014 (Báo cáo có ở Văn phòng Viện tỉnh trước ngày 07/10/2014).
2. Thời gian tiến hành trực tiếp kiểm tra: Dự kiến như sau:
- Quý II/2014 kiểm tra các đơn vị: Mỏ Cày Nam, Thành Phố Bến Tre, Giồng Trôm;
- Quí III/2014 kiểm tra các đơn vị: Bình Đại, Châu Thành, Thạnh Phú;
- Quí IV/2014 kiểm tra các đơn vị: Ba Tri, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị được kiểm tra khi nhận được thông báo kiểm tra, phải chuẩn bị đầy đủ nội dung báo cáo và hồ sơ, sổ sách để giúp đoàn kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vu../.
Nơi nhận:
VIỆN TRƯỞNG - Văn phòng Viện KSND tối cao ( để báo cáo);
- Thanh tra VKSND tối cao (để báo cáo); - Lãnh đạo viện;
- Các đồng chí đoàn kiểm tra;
- Các phòng trực thuộc; Đoàn Hoàng Đệ
- Viện kiểm sát các huyện, thành phố;
- Lưu: VT.