Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25-11-2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2015. Luật sửa đổi, bổ sung 47 Điều; bãi bỏ Điều 32, 33, 34, 51, 138. 139, điểm b Khoản 1 Điều 163, các khoản 3 và 4 Điều 179 của Luật thi hành án dân sự năm 2008. Theo đó, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung nổi bật như sau: (tiếp theo kỳ 1)
6.Quyền, nghĩa vụ của đương sự trongthi hành án dân sự
Để tạo cơ sở pháp lý tốt hơn bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013, Luật sửa đổi, bổ sung có 03 điều (Điều 7, 7a và 7b) quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong thi hành án dân sự. Theo đó, quy định cụ thể, quyền nghĩa vụ của từng chủ thể:
6.1. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án
Tương tự như nội hàm của Điều 7, Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung mới Điều 7a về quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án. Bên cạnh các quyền của người phải thi hành án (cũng là các quyền chung với người được thi hành án), Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung điểm quan trọng là quy định người phải thi hành án có nghĩa vụ kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó. Đây là quy định mới, vừa khuyến khích sự tự nguyện thi hành án, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, ràng buộc trách nhiệm của người phải thi hành án đối với nghĩa vụ thi hành án, vừa giảm tải trách nhiệm của Chấp hành viên, chi phí của nhà nước, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người được thi hành án.
Mặt khác, người phải thi hành án bổ sung quy định người phải thi hành án có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú.
6.2 Quyền, nghĩa vụ của người có quyền, nghĩa vụ liên quan
Với việc bổ sung mới Điều 7b về quyền, nghĩa vụ của người có quyền, nghĩa vụ liên quan, Luật sửa đổi, bổ sung đã làm rõ các quyền của người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án giữa các bên đương sự, giúp cho họ kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.
Luật sửa đổi, bổ sung cũng khẳng định người có quyền, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự.
7.Kiểm sát việc thi hành án
Luật sửa đổi, bổ sung quy định rõ hơn Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự.
Khi kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Theo đó, mở rộng đối tượng kiểm sát ngoài quyết định, hành vi của Chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì còn kiểm sát cả quyết định, hành vi của Tòa án trong thi hành án dân sự, như: cấp, chuyển giao bản án, quyết định v.v. Đồng thời kiểm sát cả các tổ chức, cá nhân liên quan.
Mặt khác, quy định rõ hơn các hình thức kiểm sát, gồm: Yêu cầu, kiến nghị và kháng nghị. Trong 03 hình thức kiểm sát, riêng đối với kháng nghị thì cơ quan thi hành án dân sự phải trả lời và thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
8. Thủ tục thi hành án dân sự
8.1. Chuyển giao bản án, quyết định
Điều 28 bổ sung trách nhiệm của Trong tài thương mại phải chuyển giao quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định.
- Mặt khác, quy định cụ thể hơn thời hạn Tòa án, Trong tài phải chuyển giao bản án, quyết định:
+ Toà án đã ra bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 2 của Luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
+ Toà án đã ra bản án, quyết định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.
+ Tòa án, Trọng tài thương mại đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định.
8.2. Thủ tục nhận bản án, quyết định
Quy định cụ thể về cách thức khi nhận bản án, quyết định do Toà án, Trọng tài thương mại chuyển giao, cơ quan Thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định. Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên; trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã chuyển giao biết.
8.3. Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án (Điều 31)có các nội dung:
- Gộp các Điều 31, 32, 33 và 34 thành 01 điều.
- Thay đổi quy định “đơn yêu cầu thi hành án” bằng thuật ngữ có ý nghĩa chung hơn “yêu cầu thi hành án” để thể hiện việc yêu cầu thi hành án không chỉ bằng đơn mà còn bằng hình thức khác và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế không bắt buộc phải chỉ bằng đơn yêu cầu thi hành án.
- Quy định rõ hơn về tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án thay cho tiếp nhận, từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án.
- Không bắt buộc yêu cầu thi hành án phải có thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (chỉ quy định nếu có).
- Quy định trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bảncócác nội dung cụ thể;biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
- Quy định khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ tiếp nhận yêu cầu thi hành án vàthông báo bằng văn bản cho người yêu cầuthay cho việc cấp giấy xác nhận đã nhận đơn như trước đây.
8.4. Thẩm quyền thi hành án
- Cùng với các điều khoản khác trong Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12, tại Điều 35 Luật thi hành án dân sự cụm từ “Tòa án cấp tỉnh” được thay bằng cụm từ “Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”; cụm từ “Tòa án cấp huyện” được thay bằng cụm từ “Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương”.
- Về nội dung, điểm c khoản 1, khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết của Tòa án nhân dân cấp cao; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
+ Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành quyết định dân sự của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu.
8.5. Ra quyết định thi hành án
Có những nội dung sửa đổi, bổ sung là:
- Thay đổi kỹ thuật xây dựng pháp luật quy định về ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu chuyển lên trước quy định về chủ động ra quyết định thi hành án nhằm đáp ứng hơn yêu cầu tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013.
- Bổ sung một số loại việc chủ động thi hành án để bảo đảm lợi ích Nhà nước, gồm:
+Lệ phí Tòa án.
+Các khoản thu khác cho Nhà nước(ngoài khoản tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản như Luật thi hành án dân sự năm 2008).
+Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
- Quy định rõ hơn thời hạn ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với một số trường hợp cụ thể:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí,lệ phí Tòaán; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước; thu hồi quyền sử dụng đấtvà tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.
+ Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án.
+Đối với quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
- Quy định rõ quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên, chức vụ của người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành; phần nghĩa vụ phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án.
8.6. Gửi quyết định về thi hành án
Quy định rõtrong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành ánphải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp,trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.”
8.7. Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án
Đây là quy định hoàn toàn mới so với pháp luật hiện hành, Điều 44a được bổ sung với 02 khoản, với các nội dung sau đây:
- Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;
c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.
- Luật sửa đổi, bổ sung quy địnhthông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.
Quy định mới này nhằm nhắc nhở người phải thi hành án cân nhắc, lựa chọn biện pháp tự nguyện thi hành án, hạn chế các trường hợp không chấp hành án, góp phần giảm tải chi phí, thời gian, trách nhiệm của Chấp hành viên và người được thi hành án trong tiến trình tổ chức thi hành án; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người phải thi hành án đối với việc chấp hành pháp luật để tiếp tục giữ uy tín; từ đó, đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc công khai thông tin về tình hình hoạt động, về khả năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án sẽ giúp cho các giao dịch mới thận trọng hơn, đảm bảo hơn, tránh lặp lại quy trình tranh chấp, khiếu kiện, thi hành án.
8.8..Thời hạn tự nguyện thi hành án
Nội dung này được sửa đổi theo hướng rút ngắn thời hạn tự nguyện thi hành án từ 15 ngày theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 xuốngcòn 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận đượcquyết định thi hành ánhoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Quy định này nhằm hạn chế việc kéo dài thời hạn thi hành án, đồng thời phù hợp với thời hạn Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án quy định tại Điều 44 Luật thi hành án dân sự.
8.9. Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
Nội dung này có 03 vấn đề được sửa đổi, bổ sung, cụ thể:
- Bổ sung khoảnlệ phí Tòa ánđược thanh toán cùng hàng với án phí Tòa án (điểm b khoản 1 Điều 47 Luật thi hành án dân sự).
- Sửa đổi làm rõ hơn quy định về thứ tự thanh toán tiền thi hành án trongtrường hợp bán tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể (khoản 3 Điều 47).Theo đó, kỹ thuật lập pháp quy định theo hướng xác định chủ thể là bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc không phải là người được thi hành án làm cơ sở cho việc thanh toán tiền thi hành để thống nhất với điều 90 Luật thi hành án dân sự. Về nội dung, bổ sung quy địnhán phí, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này được thanh toán trước khoản tiền bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợpbán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thểtừ số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm của bản án, quyết định được thi hành đó.
Ngược lại,trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản án phí, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.
- Bổ sung quy định ngoài việc thanh toán tiền thi hành án thì quy định trả tài sản thi hành án vào tên của Điều luật và khoản 5 của Điều 47 Luật Thi hành án dân sự, đồng thời quy định dẫn chiếu phương thức xử lý tài sản tại Điều 126 của Luật này. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài sảnthi hành án, Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sảnthi hành án.
Trường hợp đương sự không đến nhận thì tiền, tài sản đó được xử lý theo quy định tại Điều 126 của Luật này.
8.10. Hoãn thi hành án
Nội dung này sửa đổi, bổ sung các trường hợp hoãn thi hành án. Cụ thể là Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;
b) Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành ánhoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
c)Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự;trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án,trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;
d) Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này; tài sản được kê biên theo Điều 90 của Luật này nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;
đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 170 của Luật này;
e) Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận;
g) Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 54 của Luật này chưa thực hiện được vì trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng;
h) Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của Luật này.
8.11. Đình chỉ thi hành án
- Bỏ cụm từ “các” trong tiêu đề của trường hợp đình chỉ thi hành án. Theo đó, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành ántrong trườnghợp do Luật này quy định.
- Sửa đổi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 về đình chỉ thi hành án trong trường hợp đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự “không tiếp tục việc thi hành án”, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba bằng việc “đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sựđình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định,trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”.
- Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 50 “Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ,trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này”.Theo đó, bổ sung quy định không đình chỉ thi hành án trong trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác.
- Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 50 theo hướng bỏ quy đinh đình chỉ thi hành án trong trường hợp có quyết định “giảm một phần nghĩa vụ thi hành án”. Vì vậy, theo khoản này thì đình chi thi hành án khi “có quyết địnhmiễn nghĩa vụ thi hành án”.
- Sửa đổi điểm h khoản 1 Điều 50 theo hướng bổ sung đình chỉ thi hành án trong trường hợp “người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đãchết hoặcđã thành niên”.
8.12.Kết thúc thi hành án
Do bỏ cơ chế trả đơn yêu cầu thi hành án, vì vậy cũng bỏ trường hợpđã có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án,do đó, việc thi hành án đương nhiên kết thúc chỉ còn trong 02 trường hợp sau đây:
- Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình.
- Có quyết định đình chỉ thi hành án.
8.13. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
Điểm d và điểm e khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án đối vớitrường hợp doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp thì nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi,công ty cổ phầntiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.
8.14. Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước(khoản 1 Điều 61).
- Sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định điều kiện chung mà người phải thi hành án có thể được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình họ;
b) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
- Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhànước có thểđược xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lạikhi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trịtừ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
- Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nướcthì có thểđược xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b)Hết thời hạn05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần tư số tiền còn lại phải thi hành án;
c)Hết thời hạn10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng,mỗi lần giảm không quá một phần năm số tiền còn lại phải thi hành án nhưng tối đa không quá 50.000.000 đồng/lần.
- Người phải thi hành án đã tích cực thi hành được một phần án phí, tiền phạt nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục thi hành được phần nghĩa vụ còn lại hoặc lập công lớn thì có thể được miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại.
- Người phải thi hành án(trừ trường hợp người phải thi hành án đã tích cực thi hành được một phần án phí, tiền phạt nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục thi hành được phần nghĩa vụ còn lại hoặc lập công lớn thì có thể được miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại)chỉ được xét miễn hoặc giảm một lần trong 01 năm đối với mỗi bản án, quyết định.Quyết định thi hành án lần đầu là căn cứ để xác định thời hạn xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án…(Còn tiếp)
Huỳnh Nhung
Phòng 10 – VKSND tỉnh Bến Tre